Contents
Đối với người dùng chuyên mô phỏng hình ảnh thì phần mềm Blender là phần mềm vô cùng tiện lợi giúp bạn có thể mô phỏng, tạo ra các mô hình 3D, sáng tác, biên tập, chỉnh sửa hay tạo hiệu ứng cho video. Đi cùng với sự tiện ích đó, Blender đòi hỏi một cấu hình PC khá khủng. Vì vậy hãy cùng HCCOMPUTER tìm hiểu đâu là CPU phù hợp cho phần mềm Blender.
Không có gì ngạc nhiên khi Blender có phần mềm kiểm tra Điểm chuẩn của riêng mình giúp cho bạn dễ dàng biết được máy mình có khả năng chạy được phần mềm không, điểm chuẩn này cũng cực kỳ phổ biến và được sử dụng rộng rãi để xác định hiệu suất hiển thị của Bộ xử lý và Card đồ họa.
Blender là gì?
Blender là một phần mềm máy tính xây dựng đồ họa 3D hoàn toàn miễn phí với nguồn mở, Blender thường được người ta sử dụng để xây dựng nên những thước phim hoạt hình, cùng với đó là kỹ xảo, cùng ảnh nghệ thuật, mẫu in 3D hay thậm chí là phần mềm tương tác 3D, video game. Những tính năng mà Blender sở hữu bao gồm việc tạo mẫu 3D, UV unwrapping, chất lỏng, mô phỏng khói, áp vân bề mặt, hạt và cuối cùng cũng thể thiếu chính là chuyển động cơ thể, điêu khắc, phối hợp chuyển động, camera tracking, rendering hoạt họa, cùng với đó là chỉnh sửa video.
Blender khá thông dụng khi nó có thể dễ dàng tương thích với một số hệ điều hành phổ thông hiện nay như Microsoft Windows, Mac OS X, và Linux, từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng trải nghiệm mà không cần phải quá lo lắng về mặt hệ điều hành.
Lịch sử phát triển của Blender
Blender là gì? Blender đã chính thức được NeoGeo và Not a Number Technologies có tên viết tắt là (NaN) nghiên cứu cũng như phát triển như một ứng dụng có tính nội bộ cao. Người trực tiếp nghiên cứu hãy cũng có thể gộ là cha ruột của phần mềm này chính là ông Ton Roosendaal, người mà quãng thời gian trước đó đã từng tự mình viết ra một chương trình có khả năng dò tia với tên gọi là Traces cho Amiga vào những năm 1989.
Ông cũng từng chia sẽ về cái tên mà ông chọn”Blender” được lấy cảm hứng từ một ca khúc của ca sĩ của Yello, trong có tên album Baby.
Roosendaal đã đứng ra thành lập NaN tư tháng 6 những năm 1998 để có thể tiếp tục việc phát triển cũng như phát hành một cách rộng rãi chương trình này. Lần đầu tiên mà chương trình này đã được giới thiệu là dưới dạng shareware cho đến tận khi NaN chính thức tuyên bố phá sản vào quãng thời gian năm 2002.
Sau đó các chủ nợ đã chính thức đồng ý phát hành phần mềm Blender này với những điều khoản của GNU General Public License, với tổng giá trị khí đó lên tới 100.000 Euro, nó tương đương với khoảng 100.670 đô la Mỹ cùng thời điểm. Đến ngày 18/6/2002, một chiến dịch được kêu gọi nhằm gây quỹ cho phần mềm Blender bắt đầu được khởi xướng bởi Roosendaal nhằm hướng tới việc tìm các nguồn tài trợ. Đến ngày 7/9/2002, số tiền mà họ đã được thu thập đủ và mã nguồn của ứng dụng Blender đã chính thức được công khai. Hiện nay, Blender được xem là một phần mềm tự do và đang cho thấy những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc dưới sự chỉ đạo tài tình của Blender Foundation.
Tính năng chính của blender là gì?
Mô hình hóa và điêu khắc
Tính năng mạnh nhất mà blender có thể cung cấp được cho người dùng đó là các công cụ tạo hình, điều khắc 3D. Các nhân viên thiết kế đồ họa có thể tự do thay đổi các công cụ chỉnh sửa khác nhau chỉ bằng một lệnh nhanh.
Bên cạnh đó, tính năng điêu khắc với nhiều công cụ được sử dụng để đẩy, kéo lưới theo những cách thức khác nhau sẽ giúp cho các designer có thể tạo hình một cách chính xác, tương tự như cách nghệ sĩ truyền thống điêu khắc. Tính năng này thường được sử dụng để có thể tạo ra những sản phẩm có kết cấu, chi tiết cao.
Kết cấu & Mở gói UV
Sau quá trình tạo dựng mô hình, nếu như bạn chưa muốn in 3D ngay lập tức thì kết cấu gói UV sẽ giúp cho bạn có thể làm đẹp sản phẩm của mình lên. Công cụ này sẽ giúp cho bạn có thể tạo ra nhiều điểm sắc nét hơn cho sản phẩm của mình.
Công cụ mở gói UV cho phép bạn làm phẳng bề mặt của mô hình để bạn có thể vẽ theo kết cấu của riêng mình. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh tất cả các loại như độ mờ, độ khuếch tán, phản xạ ánh sáng hoặc ánh sáng nền để chỉ có được hiệu ứng bạn đang tìm kiếm.
Các tính năng khác
- Grease Pencil: Công cụ này giúp cho bạn vẽ 3D bằng bút 2D một cách dễ dàng.
- Các hiệu ứng mô phỏng vật lý được tạo dựng nhanh chóng nhằm giúp cho sản phẩm có thêm nhiều effect thú vụ
- Công cụ render mạnh của phần mềm giúp bạn có thể xuất hình ảnh ở nhiều độ phân giải khác nhau
- Tập lệnh tích hợp của Blender cho phép bạn định hình chương trình theo nhu cầu của mình
Điểm Chuẩn Blender
HCCOMPUTER tin rằng CPU đóng vai trò vô cùng quan trọng với phần mềm này, vì vậy bảng thống kê của HCCOMPUTER sẽ tập trung vào CPU.
Điểm chuẩn của Blender có thể hiển thị các cảnh của nó trên CPU hoặc nhiều GPU , tùy thuộc vào những gì bạn muốn kiểm tra.
Danh sách sau đây cho thấy cách CPU ghi điểm trong Điểm chuẩn của Blender khi chạy “điểm chuẩn nhanh“:
Kết quả điểm chuẩn của Blender
Tải xuống điểm chuẩn Blender
Bạn có thể tải xuống Blender Benchmark cho Windows, Mac và Linux tại đây.
Và đó là bảng Benchmark của phần mềm Blender, hi vọng bài viết này giúp bạn chọn được CPU ưng ý, làm việc hiệu quả hơn cũng như trải nghiệm làm việc tốt hơn, từ đó thực hiện được nhưng mô phỏng 3D chất lượng, trơn tru cũng như hiệu quả cao.
Bài viết trên là một số thông tin cơ bản về blender là gì. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hiện nay. Để được tư vấn về 1 bộ case làm đồ họa anh em vui lòng liên hệ Fanpage – Call/Zalo : 0945.484.666 ( miễn phí nha anh em )
HCCOMPUTER : Server – Workstation – GAMENET
Hotline : 0945.484.666 – 0918.534.666
Địa chỉ : Số 104 ngõ 64 Kim Giang – Thanh Xuân – hà nội
Email : hccomputer.vn@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/maytinhcugiarevietnam/